Em thiệt tình là không biết mình đã sai chỗ nào? Hay là có gì làm cổ không vừa lòng mà cổ lại nở đối xử với em như vậy. Em đau lắm
anh à...
***
- Hey, cậu đến sớm vậy?
- Lâu không hẹn anh,
nên đến sớm để chờ
mà. Uống gì hả anh?
Cafe
pha sẵn, ngọt như cũ ha?
- Chà chú vẫn mày còn nhớ gu của anh hả? tốt đấy
- Nhớ chứ, mới có ba
năm thôi mà
anh. Với lại em coi như anh
là anh
hai trong nhà, tí xíu chuyện không nhớ coi sao được
- Ờ, giờ sao rồi, hẹn
anh có việc gì vậy?
- Không có gì đâu, lâu rồi không lên Sài gòn, với lại
em cũng chỉ
có mình anh, nên lên đây thì
phải
gọi anh chứ sao. Em cũng bình
thường
anh.
- Quán cafe sao rồi, có đông khách hông? Cậu lên đây rồi thì ai coi quán, bạn gái hả? hay là lên
mời tui dự đám
cưới.
- Cưới gì anh ơi, em
chia tay gần 3 tháng nay
rồi.
Quán cũng dẹp luôn rồi vì
hông ai coi. Em tính nghỉ để
lấy
lại tinh thần rồi sẽ từ
từ tìm việc sau.
Câu chuyện cứ như thế
diễn ra chậm chạp, rỉ rả như là
những
giọt café đặc quánh... Tùng kể cho
tôi
nghe về quãng thời gian qua bằng một
giọng
trầm trầm, đều đều pha lẫn đắng cay.
Ly cafe buồn
ly cafe buồn |
***
- Em gái ơi, đừng có bẻ
sen, nó đang ra búp, bẻ thì uổng lắm – giọng Tùng như van xin, đau lòng nhìn đám sen bị mấy cô
gái trẻ quần cho
tơi tả
- Dạ, em định bẻ vài
bông về
ướp trà cho ba uống. Cho em xin vài bông thôi anh nhé – giọng một cô gái nhỏ nhẹ.
- Nếu như vậy thì em đừng có bứt làm gì, đưa anh ướp cho vài trăm trà, không lấy
tiền đâu.
- Thiệt hả anh, cám ơn
anh nhé,
anh tốt quá.
Vậy là Tùng quen Trang,
một cô
gái miền tây, tận Sa Đét, có cái nụ cười tươi chết người. Rồi cũng như là bao người trẻ tuổi yêu nhau, họ
cũng có như ước mơ về một
mái
ấm tương lai. Và rồi họ
cũng
như là bao
đôi tình nhân chân chất khác, họ cũng phải xoay vần với cơm áo gạo tiền. Nhà Tùng
và nhà Trang
đều làm
nông, nhưng cả hai đều được ba mẹ cho ăn học tử tể. Vì vậy, họ muốn tự tay mình xây dựng nên mái ấm của riêng mình. Tùng đã bàn kế hoạch với Trang, anh sẽ lên
thành phố, làm việc một vài
năm để kiếm ít tiền làm vốn. Trang tiếp tục học cho xong đại học ở Cần Thơ, rồi
tìm việc làm sau.
Tùng sẽ cùng Trang mở một quán café nho nhỏ, rồi sẽ mở ra việc kinh doanh thêm gì đó. Với niềm tin vào một tương lai tươi sáng đó, Tùng hăm hở
vác ba lô lên Sài gòn, lao vào vòng xoáy của mưu sinh với mục tiêu thực hiện được lời hứa với Trang.
Nhưng tất cả mọi nỗ lực không mệt mỏi
của Tùng cũng không thể nào có
thể vượt
qua được những khắc nghiệt ở
nơi
đô thành hoa lệ. Đi mòn hết cả
đôi
giày, mà Tùng vẫn không thể
nào có thể tìm
cho mình được một
việc làm cho đàng hoàng, hợp với chuyên ngành hướng dẫn viên của mình. Tùng đi làm đủ mọi việc, từ giữ xe, cho đến
giao hàng, tiếp thị, bưng bê...và
rồi Tùng dừng
chân là một nhân viên sai vặt của một công ty nhỏ ngay tại trung tâm thành phố. Tùng cần mẫn
như vậy cho đến ngày anh gặp Nam – giám đốc của một công ty cơ khí. Sau một vài lần ra vào công ty của Tùng, xã
giao tượng trưng, Nam nhận ra rằng
Tùng
có một ưu điểm, đó chính là tính
chân thực, rất hợp với vị trí
thu mua còn trống trong công ty của anh. Vậy là Tùng về đầu quân cho Nam. Nam
quả là không nhìn lầm người, Tùng làm việc tốt hơn cả mong đợi. Điều gì cũng chỉnh chu, chưa hề
làm mất lòng đối tác cũng như đồng nghiệp của công ty.
Công việc ổn định,
lương cao, Tùng chẳng những có thể lo cho bản thân mình, mà còn lo luôn được học phí của Trang trong những năm cuối. Trong thâm tâm của Tùng, Trang luôn là sự hiện hữu của tình yêu, là người vợ và là một mục tiêu phấn đấu của Tùng. Những
chiều cuối tuần, không ngại cả hàng
trăm
cây số, Tùng luôn vượt đường xa để về bên Trang. Đôi khi là chỉ để nhìn Trang, nắm bàn tay nhỏ
nhắn của nàng, yên lặng nhìn đầm sen mướt mát, thấy lòng mình thật bình yên.
Những tưởng, con đường
hoạn lộ của Tùng sẽ mở
ra từ đấy, khi ban giám đốc có ý
định
cất nhắc Tùng lên thay thế cho
trưởng
phòng sắp nghỉ hưu thì một biến cố đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Tùng. Một ngày, Tùng lên phòng của Nam,
run run nộp lên bàn tờ giấy xin nghỉ việc.
Còn tiếp…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét